Blog đang nâng cấp, báo lỗi tại đây!

Sách nhà đầu tư 1970 bản PDF full - Phần 3 - Chương 8

Vì sao bạn chưa giàu  – Nhà Đầu Tư 1970

Tôi tin rằng rất rất nhiều bạn đã vào hoclamgiau cũng như đọc rất nhiều sách mà vẫn không giàu. Sách dạy làm giàu không thiếu, châm ngôn, lý thuyết nhiều vô số kể, các diễn giả diễn thuyết chém đều hay. Ơ nhưng mà đọc mãi, học mãi vẫn nghèo.

Điều gì xảy ra ở đây? Tôi xin chia sẻ những cửa ải sẽ loại bỏ 95% số người chạm vào sự GIÀU CÓ.

1/ Sự sợ hãi 

Sự sợ hãi ai cũng có, nào là sợ thua lỗ, sợ mất tiền, sợ thay đổi. Ví dụ đứng trước một cơ hội giàu có từ chứng khoán.

– Kẻ nghèo nhìn thấy thằng hàng xóm vừa vỡ nợ chứng khoán sẽ xua tay ngay ” Thôi thôi tôi không dám đâu, có mà điên, cái này dễ chết lắm, thằng hàng xóm tôi vừa chết, tôi khiếp rồi”

-Thằng giàu có sẽ nói ” Minh thử nghiên cứu xem, thằng hàng xóm chết có thể do nó ngu dốt a dua, có thể lại là cơ hội lớn dành cho mình ”

Sự sợ hãi luôn khiến các cơ hội rời xa tầm tay bạn

Khi bạn sợ hãi thì bạn trở thành một kẻ hèn nhát, chưa đánh đã tự đầu hàng, bạn không thua kẻ địch mà đã thua chính bản thân mình.

2/ Lòng tham

Bạn rất sợ chứng khoán hay bất động sản, nhưng bạn có thằng hàng xóm nó mua đất 1 tỷ vài hôm sau nó khoe với bạn có người trả 1,2 tỷ, bạn lắc đầu cười khẩy lên rồi lại xuống ấy mà, hôm sau nữa nó lại khoe có thằng trả 1,6 tỷ, bạn lại cười khẩy, nhưng mấy hôm sau nữa nó lại khoe đã lên giá 2 tỷ, bạn bắt đầu phân vân ít hôm nữa nó lại khoe nó lên 3 tỷ, nó bán mua được BMW, nó giàu có, bạn bắt đầu THAM VÀ TIẾC CỦA

Bạn bắt đầu mắt tròn mắt dẹt. Mấy hôm sau nữa nó lại khoe vừa trúng thêm 1 lô đất nữa lãi 2 tỷ. Lúc này lòng tham của bạn trỗi dậy vô cùng mạnh mẽ lấn át hết lý trí, bạn không thể kiềm chế nổi được nữa rồi, bạn vay mượn, cầm cố tài sản nhà cửa và cũng học đòi đi buôn bất động sản, mình phải học tập nó thôi, giàu nhanh quá!

Lúc đó có thể bạn mua đúng đỉnh của bong bóng bất động sản.

LÒNG THAM SẼ BIẾN BẠN MÙ QUÁNG VÀ LAO VÀO CHỖ CHẾT 

Cảnh này có thể gặp nhiều khi giá vàng tăng nhà nhà xếp hàng mua vàng, nhưng hầu hết lúc đó đều mua đúng đỉnh, hay bất động sản cũng vậy, khi nhà nhà đều buôn và đầu cơ thì sắp vỡ bong bóng.

3/ Thiếu tư duy độc lập

Thường khi đứng trước một cơ hội giàu có thì bạn hay tham khảo anh em, bạn bè, cha mẹ…khi đa số ủng hộ thì bạn mới yên tâm thực hiện.

Nhưng ác thay khi một quyết định được sự tán đồng của số đông thì ít khi mang lại sự giàu có, bởi số đông hầu hết lại là đại diện của NGHÈO.

Cha mẹ nào cũng mong con học xong, xin việc làm ỔN ĐỊNH lương 3-5tr. Còn một tháng 30 tr tháng 300tr = Không ổn định.

Vì vậy nếu bạn nhìn thấy cơ hội giàu mà xin bỏ học thì 98% bậc cha mẹ sẽ không ủng hộ. Hoặc bạn đang làm ổn định lương 10tr mà bảo bỏ việc đi làm việc khác thì số đông người nghèo họ ăn chắc mặc bền họ sẽ ngăn cản bạn.

Trong thực tế rất nhiều người muốn giầu nhưng lại cứ đi tham khảo ý kiến thằng nghèo.

MUỐN GIÀU XIN ĐỪNG THAM KHẢO SỐ ĐÔNG ĐẠI DIỆN CHO TẦNG LỚP NGHÈO

1. Không có tiền thì đừng đánh chứng, vì oánh tiền vay càng áp lực càng chết nhanh.

2. Oánh chứng đầu tiền phải mất tiền thì mới có cơ hội thắng sau này, chứ đầu tiên mới oánh mà thắng thì sớm muộn cũng chết, sau càng chết đậm hơn. Vì khi mới chơi thắng thấy oánh chứng dễ quá sẽ tự tin vay mượn oánh => không có đất chôn đầu.

3. Sau mỗi lần trả học phí phải rút ra được bài học để lần sau khá hơn, nhưng sau một cơ số lần mà vẫn thua thì tốt nhất nghỉ đi làm việc khác kiểm tiền. Vì oánh chứng chỉ có 5% ông giàu thôi, còn 10% kiếm được cháo, 5% hòa vốn và 80% thua. Oánh chứng mà dễ thì xã hội loạn, vì ông nào cũng bỏ việc đi oánh chứng hết rồi 🙂

Người vừa mới tháng trước khoe với bạn về một cổ phiếu lãi 100%, có thể đang cãi nhau với môi giới vì bị call margin. Dù không có con số thống kê chính xác, nhưng ước chừng chỉ có 5% số người tham gia vào thị trường chứng khoán đạt được mục đích.

Tôi có một anh bạn, người từng một thời khuynh đảo thị trường chứng khoán ở một vài mã cổ phiếu. Đối với tôi anh là người thất bại, vì sau bao tháng ngày chinh chiến, từ lúc cầm gần trăm tỷ đến lúc lại về 0, cái anh còn lại là những bài học để kể cho lớp sau nghe.

Nhưng rồi cuối cùng, anh vẫn lao vào trading như con thiêu thân, với hy vọng một ngày nào đó thị trường sẽ trả lại ánh hào quang xưa. Đó là câu chuyện điển hình mà bạn có thể bắt gặp rất nhiều trên thị trường chứng khoán.

Người vừa mới tháng trước khoe với bạn về một cổ phiếu lãi 100%, có thể giờ này họ đang cãi nhau với môi giới vì bị call margin. Người có thể đang hào hứng về kế hoạch margin. Người có thể đang hào hứng về kế hoạch mua nhà, mua xe, bỗng nhiên than thở vì bị đội lái úp.

Dù không có con số thống kê chính xác, nhưng hãy nhớ ước chừng chỉ có 5% số người tham gia vào thị trường chứng khoán đạt được mục đích thôi đấy nhé. Tôi thấy rằng chúng ta thường mắc phải những sai lầm cố hữu sau đây khi tham gia thị trường.

1/. Quên mất mục tiêu của mình khi đầu tư là gì

Vietnam Holding là quỹ ngoại xuất sắc nhất trên thị trường. Họ đạt hiệu suất trung bình 34%/năm trong 5 năm qua, đáng mơ ước với tất cả chúng ta.

Hẳn chúng ta cũng muốn bắt chước họ, mua cổ phiếu đầu tư và nắm giữ dài hạn, nhưng chúng ta lại hành động như những con mồi đói khát, luôn muốn gia tăng lợi nhuận nhanh chóng.

Điều đó có nghĩa, cái chúng ta cần là lợi ích dài hạn, thì lại đem đi thực hiện theo cách ngắn hạn. Ngược lại, nếu chúng ta phù hợp để trading ngắn hạn, thì hãy chấp nhận những rủi ro của ngắn hạn. “Mua vì cái gì thì bán ở cái đấy”.

Nếu bạn mua theo phân tích kỹ thuật thì hãy bản vì phân tích kỹ thuật, mua vì lợi nhuận đột biến thì hãy bán khi công bố, đừng lẫn lộn giữa mục tiêu và phương pháp hành động.

2/. Nỗi sợ hãi của sự bỏ lỡ

Có một hội chứng gọi là FOMO (Fear of Missing Out)

Bạn có thể hiểu tại sao chúng ta thường quay trở lại Facebook nhiều lần, hay đọc các trang tin thường xuyên. Đó là cảm giác nếu không quay lại, chúng ta sẽ bỏ lỡ điều gì đó quan trọng.

Chứng khoán cũng vậy, nếu chúng ta không mua bán, có thể chúng ta sẽ bỏ lỡ một cơ hội 5-10% chỉ trong ba phiên, hay thậm chí 100% trong một tháng. Chúng ta thường tiếc về những thứ không thuộc về mình, thay vì biết ơn vì đã tránh được những trường hợp xấu.

Ở đây còn có một hội chứng, gọi là hội chứng “suýt bỏ lỡ”. Cũng giống như xổ số, bạn có cảm giác của việc sắp sửa chiến thắng và muốn thử lại lần nữa, dù xác suất là rất nhỏ nhoi.

Rất tiếc, dù thị trường chỉ có 10 mã/1000 mã sinh lãi trong một giai đoạn nào đó, chúng ta thường nhìn 10 mã đó với sự nuối tiếc, thay vì nhìn vào tỷ lệ 1%.

3/. Hiểu sai về giá trị

Năm 2010, PVA là trường hợp kinh điển của thị trường chứng khoán, khi giá tăng từ 12.000 lên 120.000 với thông tin lợi nhuận đột biến.

Nhiều người đã kiếm được tiền ngắn hạn, nhưng sau đó lại nắm giữ khi cổ phiếu sụt giảm, vì tin rằng hoạt động cơ bản sẽ cải thiện và giá trị đích thực của PVA cao hơn mức họ mua nhiều lần.

Nên nhớ, giá trị của doanh nghiệp nằm ở ban lãnh đạo và tài sản, không phải lợi nhuận. Lợi nhuận là thứ có thể “xào nấu” được, tài sản thì phải tích lũy. Tài sản ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, nó có thể là lợi thế về công nghệ, lợi thế về quyền áp đặt giá, tài sản trí tuệ hay tài sản về thương hiệu.

Một ban lãnh đạo tốt, vì cổ đông thì tài sản tốt sẽ sinh ra lợi nhuận tốt và bền vững. Đây mới là yếu tố thu hút sự quan tâm của dòng tiền lớn, hỗ trợ cho sự tăng trưởng của giá cổ phiếu.

Còn trên thị trường, chúng ta giải thích yếu tố tốt dựa trên con số ngắn hạn, điều rất phổ biến trên F319, F247 hay các room chứng khoán, ví dụ như một cổ phiếu có P/E thấp hay lợi nhuận đột biến, để tự huyễn hoặc mình rằng đội lái sẽ đưa cổ phiếu về đúng giá trị của nó.

Tin rằng một cổ phiếu tăng giá là cơ hội cho tất cả mọi người. Thị trường chứng khoán cho ta ảo giác tất cả mọi người tham gia đều bình đẳng như nhau. Chúng ta có quyền mua bất kỳ cổ phiếu nào, bán bất kỳ khi nào và mọi cơ hội tăng giá trên thị trường đều là của chúng ta.

Nhưng cũng giống như poker, sự khác biệt sẽ nằm ở số chip nắm giữ, vị trí ngồi trên bản và hand bài cầm trên tay. Nhà đầu tư khó phân biệt được, đâu là cơ hội dành cho mình, đâu là cơ hội phải bỏ qua, và thường có ý chí tham gia vào bất cứ cơ hội nào nghe được.

Bạn có chắc sẽ bỏ qua một cổ phiếu mà bạn mình đã kiếm được 40-50% và vẫn tăng giá tiếp? Đó chính là điều tệ nhất của thị trường chứng khoán. Khi mà lòng tham chi phối hết nỗi sợ hãi.

Xem các bài tiếp theo trong Sách Nhà Đầu Tư 1970 tại đây:

Sách nhà đầu tư 1970 bản PDF full - Phần 3 - Chương 8

About the Author

Ngày hôm nay cho tôi buồn một lúc
Sau nhiều năm bươn trải kiếp con người
Cố gượng cười mà lòng có thảnh thơi
Thèm được khóc như cái thời nhỏ dại

Đăng nhận xét

Cookie Consent
We serve cookies on this site to analyze traffic, remember your preferences, and optimize your experience.
Oops!
It seems there is something wrong with your internet connection. Please connect to the internet and start browsing again.
Site is Blocked
Sorry! This site is not available in your country.