Blog đang nâng cấp, báo lỗi tại đây!

Kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu cùng Vịnh Simdep: Kỳ 7

Cổ sản xuất, thương mại là loại cổ giá trị tài sản thường thấp, nhưng 1 số thu nhập lại cao. Giống như anh giám đốc tuổi 30 khởi nghiệp thành công. Thu nhập cao nhưng tài sản tích luỹ thì chưa nhiều.

Còn cổ đất là loại tài sản lớn, nhưng thu nhập theo giai đoạn dự án, sẽ cực ngon khi mang dự án to ra khai thác.

Tài sản rất lớn nhưng nhiều khi chẳng thấy thu nhập đâu, giống như 1 ông địa chủ đất bạt ngàn, lâu lâu cấu 1 tí ra bán, lúc đó mới thấy cụ cấu 1 tẹo bằng anh giám đốc cày mấy năm.

Vì vậy, cổ bất động sản nên ôm giai đoạn bắt đầu khai thác tài sản, lúc đó sẽ có cả tài sản lớn + thu nhập chuẩn bị cao.

Còn cổ sản xuất, thương mại nên ôm khi PE thấp + còn tăng trưởng mạnh. Học thứ gì cũng nên học từ cơ bản nhất, mục tiêu cốt lõi của đầu tư, là bỏ 1 đồng và tìm cơ hội sớm nhất thu về nhiều đồng nhất.

Các chỉ số như PE – ROE – ROA – EPS… chỉ là làm đơn giản hoá và có cái để so sánh với nhau, nó thể hiện quá khứ chứ không quyết định tương lai. Quá khứ xấu đôi khi lại là cơ hội lớn mà mua được rẻ và thắng lớn.

Không quan trọng nó là cổ đất hay cổ gì cả. Đếm cua trong lỗ, hay là sản xuất thương mại lấy 1 năm x PE cũng chỉ là đếm sao trên trời, đếm cá ngoài biển thôi.

Hôm nay nước tốt nên bắt được nhiều cá thì cũng không khẳng định được hôm khác ra khơi liệu có đắm tàu, hoặc nước kém tốn dầu mà không có cá để bắt?

Vậy nên đừng có phê phán bất cứ phương pháp nào cả. Rẻ siêu rẻ mà lại sắp có thu hoạch lớn thì cứ múc thôi.

Thậm chí ôm cổ đất còn dễ ăn cực to nếu như trước đó thu nhập chả có gì 1 – 2 năm, nhưng chỉ vài quý tới thu nhập bắt đầu tăng ầm ầm.

Cũng như ai ôm Hoa Sen Group hay Thép Nam Kim khi cả năm lãi có vài chục tỷ, thậm chí lỗ, thiên hạ đua nhau bán, tới khi nó quay đầu lãi vài ngàn tỷ thì ối giời ơi toàn x chục lần tài khoản

———————————————————

Đầu tư nên tìm hiểu kỹ, thu nhập của 1 doanh nghiệp là đều hay theo giai đoạn, theo chu kỳ ngành, chu kỳ đầu tư của chính doanh nghiệp đó hay không? Đừng học vẹt cái gì cũng PE, cũng đừng lúc nào cũng đếm cua bất chấp…

Chúng ta đều tính cua / vốn hoá. Rồi giả sử tính mua cả công ty bỏ 1 đồng chờ dự án làm xong thì ăn 10 đồng. Đó là đúng, nhưng chưa đủ, thậm chí đôi khi còn lệch xa kết quả.

Làm dự án, phải có người góp vốn. Nhà thầu cung cấp nhân lực, kỹ thuật + nhà cung cấp vật liệu xây dựng + nhà tư vấn + nhà nước thu các loại tiền thuế phí + bank thu lãi + những người trả tiền trước thu lợi ích thoả thuận + những chi phí không tên khác…

Nếu doanh nghiệp có vốn làm, cứ dự án bé có tiền làm dự án to, đó là hoàn hảo nhất, vì lãi được đem tái đầu tư hợp lý, tiếp tục sinh lời.

Ngược lại nếu doanh nghiệp không đủ vốn, hoặc làm quá tốn kém do nhiều bê tông, cao tầng, hay do PR rầm rộ con số lợi nhuận dẫn tới khó giải phóng, tốn kém nhiều chi phí khác… thì phải tính kỹ.

Ví dụ nếu ban đầu tính bỏ 1 ăn 10, nhưng sau đó cổ đông phải mua thêm, thì có thể thực tế thành bỏ 1,5 – 2 để ăn 10.

Nhưng nếu cổ đông không có tiền góp, hoặc người khác góp theo phát hành riêng lẻ, thì bên riêng lẻ kia lại được hưởng 1 phần riêng, hoặc công ty liên kết bên khác để làm thì lại tiếp tục pha loãng,… thì lúc đó câu chuyện có thể thành bỏ 2 ăn 7. Từ bỏ 1 ăn 10 xuống còn bỏ 2 ăn 7.

Thậm chí nếu kéo dài nhiều năm mà pha loãng nhiều lần, cuối cùng bỏ 5 ăn 6,… thì sai số là quá lớn so với tính toán ban đầu bỏ 1 ăn 10.

Đó là lý do tại sao rất nhiều cổ pha loãng thường xuyên còn cổ phiếu thì không tăng tẹo nào nếu xét cả 5 – 10 năm.

Còn chưa nhắc tới việc: khi nộp tiền phát hành cho cổ đông hiện hữu, chưa chắc lãnh đạo đã nộp, tiền đâu mà nộp liên tục cứ trăm tỷ nọ nghìn tỷ kia? Khi hạch toán chưa chắc đã hạch toán chuẩn, vì cục lợi ích nó lớn lắm.

Những cổ phiếu thật sự làm giàu cho cổ đông, đó là những cổ phiếu mà lãnh đạo quan tâm thực sự tới cổ đông, và thường bản thân lãnh đạo cũng là cổ đông, và lãnh đạo hài lòng với tỷ lệ sở hữu.

Người chính trực hiếm có, nên phải chọn kỹ, khi chọn được thì cố bám cho chặt.

Việc gọi thêm vốn từ cổ đông mình không bài xích, vì thị trường vốn nó là như thế, nhưng hiếm lắm mới gọi thì ok, hoặc khi còn quy mô bé tẹo thì ổn. Còn khi lớn rồi thì đó là việc khó.

Doanh nghiệp nào mà thường xuyên gọi, đến hẹn lại lên bán giấy thì cảnh giác. Có thể lãnh đạo kiếm tiền chính bằng việc bán giấy cho cổ đông, chứ không phải phát triển doanh nghiệp.

Còn việc phát hành riêng lẻ thì phải xem giá phát hành là bao nhiêu? Tiền thu từ phát hành để làm gì? Có tăng thêm cua hoặc khiến cua nhanh khai thác hơn ko? Hiệu quả có xứng đáng không ?

Những vòng gọi vốn đầu đối với một doanh nghiệp, đó là sự may mắn rất lớn khi người khác góp tiền cho người lãnh đạo thực hiện ý tưởng.

Nhưng tới khi doanh nghiệp lớn rồi tự làm ra tiền nhưng suốt ngày kêu cổ đông góp, cũng giống như sinh viên đại học ra trường nhiều năm nhưng suốt ngày về xin tiền bố mẹ đã già:

Một là không chịu đi làm chỉ ngửa tay xin tiền tiêu, coi tiền xin được là thu nhập chính, hoặc hai là chẳng biết làm gì nên không ra được thu nhập. Mà dù 1 hay 2 thì cũng không nên đầu tư!

Doanh nghiệp lớn cần tiền chớp cơ hội thì nên Phát hành riêng lẻ, tìm tài phiệt bơm vốn là hợp lý, nhưng bán mình với giá tốt mới ổn.

Chứ bắt cả nghìn cả vạn nhỏ lẻ thì vừa khó cho người ta, vừa chứng tỏ cơ hội đó cũng không đủ ngon nên chẳng tay to nào muốn ngó.

Kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu cùng Vịnh Simdep: Kỳ 7

About the Author

Ngày hôm nay cho tôi buồn một lúc
Sau nhiều năm bươn trải kiếp con người
Cố gượng cười mà lòng có thảnh thơi
Thèm được khóc như cái thời nhỏ dại

Đăng nhận xét

Cookie Consent
We serve cookies on this site to analyze traffic, remember your preferences, and optimize your experience.
Oops!
It seems there is something wrong with your internet connection. Please connect to the internet and start browsing again.
Site is Blocked
Sorry! This site is not available in your country.