Trong đời sống gia đình, hài hước có thể khiến các thành viên trong gia đình hòa thuận và hạnh phúc hơn. Rất nhiều người cho rằng hài hước là một kiểu chót lưỡi đầu môi, là biểu hiện của người làm việc không đáng tin cậy, cho rằng vợ chồng phải nói chuyện một cách thực tế, không cần chú trọng vào nghệ thuật nói chuyện. Nhưng họ không biết rằng sự dí dỏm có thể hóa giải được rất nhiều mâu thuẫn và tranh cãi giữa vợ chồng, giải tỏa những hiểu lầm, bất đồng hay xóa nhòa khoảng cách, thắt chặt tình cảm đôi bên để cả gia đình sống trong không khí đầm ấm.
Trong giao tiếp xã hội, hài hước có thể giúp chúng ta thiết lập được mạng lưới quan hệ rộng rãi. Hài hước là một dạng nhân sinh quan, một trạng thái tâm lí, là cách nhìn nhận thế giới xung quanh. Người hài hước thường là những người tràn đầy nhiệt huyết với cuộc sống, với thế giới. Có ai lại nỡ từ chối giao tiếp với những người như vậy cơ chứ?
Hài hước có thể giúp bạn tự tạo ra môi trường thuận lợi “như cá gặp nước” trong các hoạt động xã giao. Hài hước không chỉ có lợi cho việc đàm phán mà còn như một cánh tay tiếp thêm sức mạnh cho công việc của bạn, giúp bạn nhanh chóng đạt được thành công, chuyển bại thành thắng.
Vì sao có những gia đình tuy không có nhiều tiền bạc, vinh hoa phú quý, nhưng cuộc sống lại vô cùng hạnh phúc? Vì sao có những người luôn luôn được toại nguyện trong đối nhân xử thế? Vì sao có những người không có địa vị cao quý, nhưng lại có được nhiều người bạn đáng tin cậy? Vì sao có những người không có bản lĩnh hơn người, nhưng cuối cùng lại làm nên nghiệp lớn? Thực ra, một trong những nguyên nhân cơ bản nhất chính là vai trò vô giá của sự hài hước. Mà hài hước không phải là một năng lực bẩm sinh, muốn có được “nghệ thuật giúp bạn thành công” này, bạn phải trải qua quá trình bồi dưỡng và rèn luyện bản thân.
Hài hước một chút, thế giới sẽ khác đi – cuốn sách với nội dung phong phú mà sâu sắc này sẽ giúp các bạn có được cái nhìn rõ nét hơn về tầm quan trọng của tính hài hước dưới các góc độ, phương diện đánh giá khác nhau, cũng như có thêm những kĩ năng vận dụng sự hài hước vào trong cuộc sống. Hi vọng sau khi đọc xong cuốn sách này, bạn có thể biến mình thành một người biết nói chuyện, khéo léo vận dụng những ngôn từ hài hước, “gãi đúng chỗ ngứa” của đối phương để mở ra con đường dẫn tới thành công, được mọi người yêu mến.
Biết cách hài hước đúng mực sẽ giúp bạn thành công. Hãy cùng tìm hiểu về nghệ thuật hài hước! Nó có thể giúp bạn đạt được những thành tựu rực rỡ cũng như nắm được bí quyết sử dụng thời gian một cách hữu hiệu trên đường đời!
***
HÀI HƯỚC MỘT CHÚT, THÀNH CÔNG SẼ Ở GẦN BẠN HƠN
H
ài hước là một nhân tố có tính hài kịch đặc biệt, đồng thời cũng là sự thể hiện hoặc tái hiện nhân tố hài kịch trong đời sống và nghệ thuật. Nó thông qua các thủ pháp như so sánh, khoa trương, tượng trưng, ngụ ý, điệp âm… vận dụng những ngôn từ thông minh, thú vị để tiết lộ, phê bình hay giễu cợt một cách hàm súc những sự vật, hiện tượng không hợp lí, những mâu thuẫn trong đời sống xã hội, khiến người ta phủ định sự vật hay hiện tượng đó trong những tiếng cười thoải mái, nhẹ nhàng. Nhưng hài hước không phải là muốn nói thế nào thì nói, cũng không phải là một tấc đến giời, mà cần phải thấu hiểu các nguyên tắc cơ bản.
1. CÓ MỘT TÂM LÍ LÀNH MẠNH, LẠC QUAN, TÍCH CỰC
Sức khỏe bắt đầu từ sự hài hước. Hài hước là một biểu hiện tâm trạng đặc biệt, nó là công cụ để con người thích nghi với môi trường, là một trong những phương pháp để con người giảm bớt áp lực tinh thần khi đối diện với khó khăn.
Hài hước bắt nguồn từ một tâm lí tốt và tính cách lạc quan, có thể giúp con người giảm bớt tâm trạng tiêu cực, giải tỏa những đau buồn, phiền não.
Một người hài hước khi giao thiệp sẽ dễ dàng nhận được sự tin tưởng và yêu mến của mọi người hơn. Ngoài ra, một người hài hước cũng có thể phát hiện được “nhân tố có tính kịch” trong một hoàn cảnh không như ý, từ đó khiến cho tâm lí của bản thân được cân bằng.
Một nhà văn người Đức từng nói: “Điều khiến cho người ta bật cười, là sự khôi hài; điều khiến người ta suy nghĩ một lát mới bật cười, là sự hài hước.” Bởi vậy, muốn học sự hài hước, thì trước tiên cần có một tâm lí lành mạnh, lạc quan và tích cực.
Abraham Lincoln – Tổng thống thứ 16 của Mĩ, suốt cuộc đời đã luôn vấp phải những gian khổ và trắc trở. Xuất thân bần hàn, năm lên 9 tuổi thì mẹ qua đời, đến tận năm 15 tuổi Lincoln mới được đi học.
Năm 24 tuổi, Lincoln hợp tác buôn bán với người khác, nhưng vì không biết kinh doanh nên thất bại, vì vậy ông phải gánh lấy món nợ suốt 15 năm ròng. Năm 25 tuổi, mối tình đầu của ông – bà Anne – qua đời vì bệnh tật, điều này khiến Lincoln vô cùng đau khổ, sau đó thường xuyên bị rơi vào trạng thái trầm uất. Năm 32 tuổi, ông kết hôn với tiểu thư Mary Todd, nhưng vì tính tình nóng nảy của vợ mà ông thường xuyên không về nhà. Năm 35 tuổi, ông bắt đầu thi tuyển công chức, nhưng lần nào cũng thất bại. Năm 52 tuổi, cuối cùng ông cũng được bầu làm Tổng thống Mĩ, đúng năm đó thì nội chiến Nam – Bắc Mĩ nổ ra.
Trong cuộc nội chiến này, tuy rằng về số lượng quân nhân lẫn trang thiết bị của quân đội miền Bắc đều vượt trội hơn quân đội miền Nam, nhưng lại liên tiếp gặp thất bại trên chiến trường. Cuộc nội chiến vốn dự đoán chỉ diễn ra trong hai năm thì trên thực tế đã kéo dài ròng rã suốt bốn năm trời khiến Lincoln chịu nhiều khổ cực.
Vậy mà Lincoln đã dùng nụ cười để hóa giải tất cả những bất hạnh trong đời một cách tích cực. Nhưng bất hạnh cuối cùng đã xảy ra khi ông 56 tuổi, chiến tranh Nam – Bắc Mĩ kết thúc, cuộc bầu cử Tổng thống Mĩ một lần nữa được tổ chức, khi đi xem kịch tại Kịch viện Ford, ông đã bị người ta ám sát.
Thực ra, Lincoln vốn là một người không giỏi ăn nói, môi trường sống của ông cũng vô cùng tẻ nhạt. Để cuộc sống của mình luôn tràn ngập ánh mặt trời, và cũng là để giảm bớt những phiền muộn, ông đã tích cực học cách hài hước.
Mỗi tối trước khi đi ngủ, Lincoln đều đọc một vài mẩu truyện cười, thói quen này duy trì cho tới tận khi ông trở thành chủ nhân của Nhà Trắng.
Ngoài ra, Lincoln luôn rất sẵn lòng chia sẻ truyện cười với người khác, ông thích nhất là kể những câu chuyện vui mà bản thân được nghe trong những năm tháng sinh sống và lớn lên ở nông trại. Người ta thường nghe thấy ông mở đầu rằng: “Lời anh nói khiến tôi nhớ lại một truyện cười.”
Mỗi khi kể truyện cười, gương mặt Lincoln bừng sáng, ánh mắt lấp lánh, giọng nói bất giác như cao hơn, có lúc ông không kiềm chế được bản thân, bật cười to lên rồi khoa chân múa tay. Lâu dần, Lincoln không chỉ tự rèn luyện bản lĩnh hài hước của mình, mà còn trở thành một cao thủ kể truyện cười.
Khi phải vượt qua nhiều khó khăn hoạn nạn mà Lincoln vẫn luôn giữ được nụ cười trên môi, đó cũng là một biểu hiện của tâm lí tích cực.
Hài hước có thể giúp nâng cao khả năng “miễn dịch” của con người. Một người hài hước sẽ có tính cách lạc quan và cái nhìn tích cực về hạnh phúc trong cuộc sống. Mặt khác, thường cũng chỉ những người có thái độ sống tích cực mới có sự hài hước, bởi vậy, hài hước và tâm lí tích cực không thể tách rời khỏi nhau. Người hài hước đa phần đều là những người lạc quan, tích cực, đồng thời cũng là những người ấm áp, dịu dàng, họ luôn giữ thái độ vui vẻ với người khác, ít khi tuyệt vọng về cuộc sống.
Thẩm Tùng Văn – một tác gia lớn của Trung Quốc luôn tạo cho người khác có ấn tượng rằng ông là một người nho nhã, lịch sự – trong thời kì Cách mạng Văn hóa đã bị bè phái tạo phản phạt quét nhà vệ sinh nữ.
Sau này, Thẩm Tùng Văn nói với Hoàng Vĩnh Ngọc rằng đây thực ra là sự tin tưởng của bè phái tạo phản dành cho ông: “Họ biết tuy rằng về mặt chính trị tôi không đáng tin, nhưng mặt đạo đức lại cực kì đáng tin tưởng”.
Các tác phẩm của Thẩm Tùng Văn đều rất hay, nhưng chính tâm lí lạc quan và sự bình thản được thể hiện qua tính hài hước dù sống trong hoàn cảnh khó khăn của ông mới là thứ khiến cho người ta càng khâm phục hơn nữa.
Hài hước không những khiến tư duy bản thân trở nên nhạy bén hơn, nụ cười luôn nở trên môi, mà còn khiến người khác trở nên cởi mở hơn, thân thiện với ta hơn. Ngoài ra, hài hước có thể giúp con người nâng cao khả năng giao tiếp, có thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp.
Mời các bạn đón đọc Hài Hước Một Chút Thế Giới Sẽ Khác Đi của tác giả The Book Worm.
H
ài hước là một nhân tố có tính hài kịch đặc biệt, đồng thời cũng là sự thể hiện hoặc tái hiện nhân tố hài kịch trong đời sống và nghệ thuật. Nó thông qua các thủ pháp như so sánh, khoa trương, tượng trưng, ngụ ý, điệp âm… vận dụng những ngôn từ thông minh, thú vị để tiết lộ, phê bình hay giễu cợt một cách hàm súc những sự vật, hiện tượng không hợp lí, những mâu thuẫn trong đời sống xã hội, khiến người ta phủ định sự vật hay hiện tượng đó trong những tiếng cười thoải mái, nhẹ nhàng. Nhưng hài hước không phải là muốn nói thế nào thì nói, cũng không phải là một tấc đến giời, mà cần phải thấu hiểu các nguyên tắc cơ bản.
1. CÓ MỘT TÂM LÍ LÀNH MẠNH, LẠC QUAN, TÍCH CỰC
Sức khỏe bắt đầu từ sự hài hước. Hài hước là một biểu hiện tâm trạng đặc biệt, nó là công cụ để con người thích nghi với môi trường, là một trong những phương pháp để con người giảm bớt áp lực tinh thần khi đối diện với khó khăn.
Hài hước bắt nguồn từ một tâm lí tốt và tính cách lạc quan, có thể giúp con người giảm bớt tâm trạng tiêu cực, giải tỏa những đau buồn, phiền não.
Một người hài hước khi giao thiệp sẽ dễ dàng nhận được sự tin tưởng và yêu mến của mọi người hơn. Ngoài ra, một người hài hước cũng có thể phát hiện được “nhân tố có tính kịch” trong một hoàn cảnh không như ý, từ đó khiến cho tâm lí của bản thân được cân bằng.
Một nhà văn người Đức từng nói: “Điều khiến cho người ta bật cười, là sự khôi hài; điều khiến người ta suy nghĩ một lát mới bật cười, là sự hài hước.” Bởi vậy, muốn học sự hài hước, thì trước tiên cần có một tâm lí lành mạnh, lạc quan và tích cực.
Abraham Lincoln – Tổng thống thứ 16 của Mĩ, suốt cuộc đời đã luôn vấp phải những gian khổ và trắc trở. Xuất thân bần hàn, năm lên 9 tuổi thì mẹ qua đời, đến tận năm 15 tuổi Lincoln mới được đi học.
Năm 24 tuổi, Lincoln hợp tác buôn bán với người khác, nhưng vì không biết kinh doanh nên thất bại, vì vậy ông phải gánh lấy món nợ suốt 15 năm ròng. Năm 25 tuổi, mối tình đầu của ông – bà Anne – qua đời vì bệnh tật, điều này khiến Lincoln vô cùng đau khổ, sau đó thường xuyên bị rơi vào trạng thái trầm uất. Năm 32 tuổi, ông kết hôn với tiểu thư Mary Todd, nhưng vì tính tình nóng nảy của vợ mà ông thường xuyên không về nhà. Năm 35 tuổi, ông bắt đầu thi tuyển công chức, nhưng lần nào cũng thất bại. Năm 52 tuổi, cuối cùng ông cũng được bầu làm Tổng thống Mĩ, đúng năm đó thì nội chiến Nam – Bắc Mĩ nổ ra.
Trong cuộc nội chiến này, tuy rằng về số lượng quân nhân lẫn trang thiết bị của quân đội miền Bắc đều vượt trội hơn quân đội miền Nam, nhưng lại liên tiếp gặp thất bại trên chiến trường. Cuộc nội chiến vốn dự đoán chỉ diễn ra trong hai năm thì trên thực tế đã kéo dài ròng rã suốt bốn năm trời khiến Lincoln chịu nhiều khổ cực.
Vậy mà Lincoln đã dùng nụ cười để hóa giải tất cả những bất hạnh trong đời một cách tích cực. Nhưng bất hạnh cuối cùng đã xảy ra khi ông 56 tuổi, chiến tranh Nam – Bắc Mĩ kết thúc, cuộc bầu cử Tổng thống Mĩ một lần nữa được tổ chức, khi đi xem kịch tại Kịch viện Ford, ông đã bị người ta ám sát.
Thực ra, Lincoln vốn là một người không giỏi ăn nói, môi trường sống của ông cũng vô cùng tẻ nhạt. Để cuộc sống của mình luôn tràn ngập ánh mặt trời, và cũng là để giảm bớt những phiền muộn, ông đã tích cực học cách hài hước.
Mỗi tối trước khi đi ngủ, Lincoln đều đọc một vài mẩu truyện cười, thói quen này duy trì cho tới tận khi ông trở thành chủ nhân của Nhà Trắng.
Ngoài ra, Lincoln luôn rất sẵn lòng chia sẻ truyện cười với người khác, ông thích nhất là kể những câu chuyện vui mà bản thân được nghe trong những năm tháng sinh sống và lớn lên ở nông trại. Người ta thường nghe thấy ông mở đầu rằng: “Lời anh nói khiến tôi nhớ lại một truyện cười.”
Mỗi khi kể truyện cười, gương mặt Lincoln bừng sáng, ánh mắt lấp lánh, giọng nói bất giác như cao hơn, có lúc ông không kiềm chế được bản thân, bật cười to lên rồi khoa chân múa tay. Lâu dần, Lincoln không chỉ tự rèn luyện bản lĩnh hài hước của mình, mà còn trở thành một cao thủ kể truyện cười.
Khi phải vượt qua nhiều khó khăn hoạn nạn mà Lincoln vẫn luôn giữ được nụ cười trên môi, đó cũng là một biểu hiện của tâm lí tích cực.
Hài hước có thể giúp nâng cao khả năng “miễn dịch” của con người. Một người hài hước sẽ có tính cách lạc quan và cái nhìn tích cực về hạnh phúc trong cuộc sống. Mặt khác, thường cũng chỉ những người có thái độ sống tích cực mới có sự hài hước, bởi vậy, hài hước và tâm lí tích cực không thể tách rời khỏi nhau. Người hài hước đa phần đều là những người lạc quan, tích cực, đồng thời cũng là những người ấm áp, dịu dàng, họ luôn giữ thái độ vui vẻ với người khác, ít khi tuyệt vọng về cuộc sống.
Thẩm Tùng Văn – một tác gia lớn của Trung Quốc luôn tạo cho người khác có ấn tượng rằng ông là một người nho nhã, lịch sự – trong thời kì Cách mạng Văn hóa đã bị bè phái tạo phản phạt quét nhà vệ sinh nữ.
Sau này, Thẩm Tùng Văn nói với Hoàng Vĩnh Ngọc rằng đây thực ra là sự tin tưởng của bè phái tạo phản dành cho ông: “Họ biết tuy rằng về mặt chính trị tôi không đáng tin, nhưng mặt đạo đức lại cực kì đáng tin tưởng”.
Các tác phẩm của Thẩm Tùng Văn đều rất hay, nhưng chính tâm lí lạc quan và sự bình thản được thể hiện qua tính hài hước dù sống trong hoàn cảnh khó khăn của ông mới là thứ khiến cho người ta càng khâm phục hơn nữa.
Hài hước không những khiến tư duy bản thân trở nên nhạy bén hơn, nụ cười luôn nở trên môi, mà còn khiến người khác trở nên cởi mở hơn, thân thiện với ta hơn. Ngoài ra, hài hước có thể giúp con người nâng cao khả năng giao tiếp, có thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp.